Thanh nhạc
Bộ môn Thanh Nhạc tại SIA không chỉ mang đến cho học viên kiến thức và những kỹ thuật Thanh nhạc để phát triển giọng hát mà còn xây dựng cho học viên những khả năng đặc biệt khác như: Khả năng cảm nhận, khả năng biểu đạt trong giao tiếp, sự tự tin và khả năng kết nối -tương tác với người khác. Với phương pháp thanh nhạc tại SIA, học viên sẽ được tiếp cận môn học với hai khía cạnh bao gồm tư duy khoa học và cảm nhận thể chất. Từ đó học viên sẽ cảm nhận sự kết nối và phát triển qua từng buổi học bởi sự song hành của hai yếu tố này.
Mục tiêu môn học
– Thanh nhạc hiện đại và Thanh nhạc cổ điển
– Xây dựng một nền tảng kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao theo từng cấp độ học (cho những mục tiêu biểu đạt âm nhac)
– Giáo trình học có sự kết hợp và cân bằng giữa văn hoá âm nhạc Việt Nam và âm nhạc quốc tế
– Học và thực hành các màu sắc, thể loại âm nhạc khác nhau
– Xây dựng sự tự tin và hoàn thiện khả năng giao tiếp trong học tập và trong cộng đồng. Phát triển kỹ năng biểu diễn
Năng lực đầu ra
Cấp độ sơ cấp
Hoàn thành kiến thức và những kỹ thuật cơ bản về:
– Vị trí âm thanh
– Nốt chuyển giọng
– Hơi Thở
– Phát âm
– Cảm xúc âm nhạc
– Kết quả học tập được công nhận bằng những chứng chỉ quốc tế (Trinity, ABRSM)
Cấp độ trung cấp
– Hoàn thành kiến thức và kỹ thuật của cấp độ sơ cấp
– Xây dựng một âm vực giọng xuyên suốt, âm thanh thống nhất
– Học tập và thực hành những thể loại âm nhạc khác nhau
– Xây dựng và phát triển những kỹ năng biểu đạt âm nhạc
– Kết quả học tập được công nhận bằng những chứng chỉ quốc tế (Trinity, ABRSM)
Cấp độ cao cấp
– Hoàn thành kiến thức và kỹ thuật của cấp độ Sơ cấp và Trung cấp
– Giọng hát thể hiện được sự cân bằng âm thanh với những kỹ thuật thanh nhạc khó (có quá trình luyện tập nhất định)
– Thể hiện được sự kết hợp giữa các yếu tố: Thể loại âm nhạc – cá tính âm nhạc – giao tiếp âm nhạc
– Thể hiện khả năng kết nối và giao tiếp qua việc xử lý âm thanh và không gian biểu diễn
*Kết quả học tập được công nhận bằng những chứng chỉ quốc tế (Trinity, ABRSM)